Rêu hại trong bể cá thủy sinh là vấn đề mà người chơi bể thủy sinh cần phải biết. Bởi rêu hại sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bể và sức khoẻ của cá cũng như các cây thực vật trong bể. Cùng phamgiaaqua đi tìm hiểu các phương pháp để xử lý một cách hiệu quả các rêu hại này nhé!
Xử Lý Rêu Hại Trong Bể Thuỷ Sinh Phương Pháp Tối Ưu Nhất
Rêu hại là một vấn đề thường gặp trong các bể cá thuỷ sinh nó khiến cho môi trường sống của cá và các loài thực vật trở nên xấu đi. Tuy nhiên bằng các phương pháp và kỹ thuật hiện đại ngày nay việc diệt trừ rêu hại đã trở nên dễ dàng hơn cho các gia chủ nuôi cá thuỷ sinh. Nhưng bạn cũng cần nắm chắc được cho mình các kinh nghiệm về phương pháp xử lý sao cho đúng đắn nhất tránh làm ảnh hưởng đến các thực vật và cá trong quá trình diệt rêu hại.
Rêu hại xuất hiện trong bể thuỷ sinh
Nguyên nhân rêu hại phát triển và cách xử lý tóm gọn nhất
Bể cá thuỷ sinh là một trong những hình thức nuôi cá được nhiều người yêu thích hiện nay. Tuy nhiên để duy trì được một bể cá thuỷ sinh xanh mướt không chỉ cần sự quan tâm và chăm sóc tận tình mà còn cần phải hiểu và xử lý các vấn đề xảy ra. Trong đó rêu hại là một trong những vấn đề thường gặp.
Sự phát triển của rêu hại trong bể cá thuỷ sinh thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và theo chúng ta biết được các loại rêu hại thường gặp trong bể thuỷ sinh như : Rêu tóc, rêu chùm đen, tảo nâu hoặc rêu bụi xanh hay còn được gọi là tảo lam. Dưới đây sẽ là một vài nguyên nhân dẫn đến các rêu hại ấy phát triển và cách xử lý chúng.
Nguyên nhân rêu hại trong bể cá thuỷ sinh phát triển
Rêu hại chính là nguyên nhân gây đến sự hư tổn của bể cá thuỷ sinh là cho mất đi cái mĩ quan vốn có của bể. Cách nguyên nhân chính gây nên rêu hại trong bể cá thuỷ sinh như:
- Ánh sáng quá mạnh hoặc không đủ sẽ kích thích sự phát triển của rêu hại, trong khi ánh sáng không đủ sẽ làm giảm quá trình quang hợp của cây thủy sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu hại.
- Độ PH không phù hợp nước trong bể cá không phù hợp với các loài cây thủy sinh và cá, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rêu hại.
- Không kiểm soát được chất dinh dưỡng dẫn đến có quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nitrat và phosphat trong nước trong bể cá, nó sẽ kích thích sự phát triển của rêu hại.
Cách xử lý rêu hại trong bể cá thuỷ sinh gồm
Với những người yêu thích bể cá thuỷ sinh việc giữ cho bể luôn trong tình trạng sạch đẹp và xanh mát là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cá và các loài thực vật trong bể. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời rêu hại có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bể. Dưới đây là một số cách xử lý rêu hại trong bể cá thuỷ sinh một cách hiệu quả và dễ thực hiện.
- Thay đổi ánh sáng: Điều chỉnh thời gian chiếu sáng hoặc thay đổi đèn chiếu sáng để kiểm soát lượng ánh sáng trong bể cá.
- Kiểm soát độ PH: Sử dụng sản phẩm điều chỉnh độ pH như bột trắng hay dung dịch đồng đều nước trong bể cá.
- Kiểm soát chất dinh dưỡng: Thường xuyên thay nước, kiểm soát lượng thức ăn cho cá và thêm các loại rong biển để hấp thụ các chất dinh dưỡng thừa.
- Sử dụng các loại cá và động vật có tác dụng ăn rêu như tôm hùm cherry, tôm cảnh hay các loại cá bản địa.
Diệt rêu tóc và những vấn đề cần chú trọng
Rêu tóc mang trong mình hình dạng nhỏ và dài chúng mọc đan xen giữa các cây thuỷ sinh ở trong bể.
Hình ảnh rêu tóc
Nguyên nhân xuất hiện rêu tóc
- Khi mới setup hồ các hệ vinh sinh còn hỗn độn chưa thể chuyển hoá được một số chất cho cây hấp thụ nên đây là nguyên nhân khiến cho rêu tóc phát triển.
- Quá tập trung vào ánh sáng nhưng lại lơ là việc cung cấp CO2. Và dung lượng Fe cao tạo điều kiện cho các loại rêu tóc sinh sôi.
- Chưa biết cách xây dựng bể thuỷ sinh đúng cách khiến cho các tạp chất hữu cơ tăng cao thúc đẩy cho sự phát triển của rêu hại tới hồ.
Cách xử lý rêu tóc
- Đối với các bể mới setup nên bật độ sáng trung bình từ 5-6 tiếng trong một ngày rồi tăng dần đều 30 phút theo các tuần cho đến khi đạt đủ 8 tiếng thì dừng lại.
- Bổ xung dưỡng chất FE cho thời gian đầu nên chế
- Để giúp rêu tóc nhanh biến mất nên tập trung tối ưu hóa lượng CO2 cấp vào. Nên quản lý tốt các dinh dưỡng và khí CO2 thay nước đều.
- Sử dụng một số loài cá như cá bút chì, nô lệ, otto, tép Amano để áp chế được rêu sinh trưởng.
- Nên nhổ thủ công bằng tay hoặc nhíp sẽ có thể loại bỏ nhanh hơn các loại rêu hại này.
- Hai loại dung dịch thường được các chủ của những bể thuỷ sinh dùng để diệt rêu tóc hại như Excel và Cidex.
Những điều cần lưu ý khi diệt rêu chùm đen
Rêu chùm đen được cho là loại rêu cứng đầu khó trị nhất tại bể thuỷ sinh. Sống trong bể càng lâu sức phát triển của nó càng nhanh và lớn. Màu sắc của loại rêu này thường là màu đỏ, màu đen chúng ta có thể nhìn thấy được chúng bằng mắt khi chúng bám trên đá hoặc trên lá cây.
Rêu trùm đen
Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm đen:
- Chất hữu cơ, cá tép, thức ăn dư thừa quá nhiều trong khi đó số lần thay nước hoặc lọc vệ sinh lại quá ít tạo điều kiện thuận lợi cho rêu chùm đen phát triển.
- Cây không hấp thụ được hết khiến lượng FE dư quá nhiều.
- Dòng chảy Co2 và lượng Co2 quá ít dẫn đến hệ sinh thái trong hồ thiếu carbon trầm trọng gây ra hiện tượng cây chết yểu các rêu chùm đen sẽ hấp thụ và phát triển mạnh hơn.
- Nếu lượng PH, vi lượng và hữu cơ thấp sẽ là môi trường khá thuận lợi cho rêu chùm đen sinh sôi.
- Những lá già hay các lá bị tổn thương sẽ thiếu hụt dinh dưỡng rêu chùm đen cũng từ đó mà xuất hiện.
Cách xử lý rêu chùm đen
- Gỡ bỏ các rêu chùm đen bằng tay nếu đã phát triển quá mạnh trên vật thể có thể gỡ bỏ luôn chủ thể đó.
- Hạn chế hoặc ngừng hẳn việc cho cá và cây thuỷ sinh ăn trong thời gian tiêu diệt rêu chùm đen
- Cách ngày lại thay nước và vệ sinh kĩ bộ lọc nước tỷ lệ phần trăm thay nước là 30%.
- Dung dịch Excel hoặc oxy già có thể diệt trừ được rêu chùm đen nếu bơm trực tiếp vào chúng.
- Thả các loại cá bút chì, tép Yamato sau khi bơm dung dụng để điều hoà lại hệ sinh thái trong hồ nhanh nhất.
- Cung cấp đủ lượng Co2 cho hồ để cây hấp thụ được dinh dưỡng không cho rêu chùm đen có cơ hội phát triển.
Cách xử lý tảo nâu hiệu quả trong bể cá thuỷ sinh
Nếu hồ thủy sinh của bạn không được chăm sóc kỹ lưỡng dẫn đến thừa chất dinh dưỡng chính là điều kiện thuận lợi để tảo nâu có thể phát triển.
Tảo nâu
Nguyên nhân xuất hiện tảo nâu
- Chất dinh dưỡng bị thừa.
- Hệ thống ánh sáng tới hồ dư.
- Hệ vinh sinh trong hồ bất ổn định.
Cách xử lý tảo nâu
- Cá otto, tép RC, ốc Nerita là những động vật cực tốt để có thể ức chế được loại rêu hại này.
- Theo định kỳ thay nước thường xuyên đảm bảo hệ vinh sinh được cân bằng.
- Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng nên giảm bớt.
Cách diệt rêu trong bể thuỷ sinh
Để có thể diệt rêu trong bể cá thuỷ sinh bạn cần phải biết rõ được loại rêu hại ấy là gì. Nguyên nhân và cách cách xử lý ra sao. Rồi mới xử lý từng loại tránh các trường hợp chưa biết loại rêu gì mà xử lý bừa bãi như vậy cảnh quan của các cây thuỷ sinh và cá trong bể sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu bạn chưa biết rõ về các loại rêu hại và cách xử lý chúng hãy theo dõi ngay phamgiaaqua.com hoặc liên hệ theo số hotline…. chúng tôi sẽ luôn giải đáp mọi thắc mắc cho bạn. Thông tin của bài viết trên cũng phần nào giúp bạn hiểu được hơn về các loại rêu gây hại rồi chứ.
Bài viết liên quan
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC BỂ CÁ ĐĨA
Cách chăm sóc bể cá đĩa là điều mà rất nhiều các tay chơi cá [...]
Th5
Cách trị cá bị nấm
Nấm bệnh là một trong những vấn đề thường gặp ở cá trong bể thủy [...]
Th5
Hướng Dẫn Chăm Sóc Bể Thuỷ Sinh Chi Tiết Nhất
Đối với các tay chơi cá cách chăm sóc bể thuỷ sinh luôn là vấn [...]
Th5
Top những mẫu bể cá cảnh đẹp nhất 2023
Phạm Gia Aqua là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành dịch vụ [...]
Th4
Kiến thức thủy sinh cơ bản dành cho người mới 2023
Kiến thức thủy sinh cơ bản là điều mà nhiều người mới chơi quan tâm và [...]
1 Comment
Th4
Hướng dẫn setup bể thủy sinh đẹp 2023
Nhiều bạn muốn tự mình setup bể cá thủy sinh nhưng không rõ được các [...]
2 Comments
Th4