HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC BỂ CÁ ĐĨA

3.5/5 - (2 bình chọn)

Cách chăm sóc bể cá đĩa là điều mà rất nhiều các tay chơi cá cảnh luôn bận tâm. Cùng Phạm Gia Aqua khám phá những cách chăm sóc để có một bể cá đĩa đẹp nhất bạn nhé!

Bí Quyết Chăm Sóc Bể Cá Đĩa Đẹp Nhất

Bể cá đĩa là một thế giới nhỏ trong căn nhà của chúng ta nơi mà những con cá đẹp lộng lẫy được nuôi dưỡng và chăm sóc. Tuy nhiên việc chăm sóc một bể cá đĩa đòi hỏi kiến thức và quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho những chú cá này. Với những bí quyết và mẹo nhỏ bạn có thể trở thành một người chăm sóc bể cá đĩa thành công. Hãy cùng Phạm Gia Aqua khám phá những chiến lược hiệu quả để tạo ra một môi trường lý tưởng cho cá đĩa của bạn giúp chúng sống khỏe mạnh và tràn đầy sắc đẹp.

HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC BỂ CÁ ĐĨA 1

1. Thay nước định kỳ thường xuyên

Thay nước cho bể cá đĩa là một điều cực kì quan trọng trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bể:

  • Chuẩn bị nước mới: Sử dụng nước non-chlorinated hoặc nước cấp, đảm bảo nhiệt độ tương đương.
  • Tắt thiết bị điện: Đảm bảo an toàn, tắt bộ lọc và các thiết bị điện khác. Bật lại thiết bị điện: Bật lại bộ lọc và thiết bị điện, kiểm tra lại nhiệt độ.
  • Hút nước cũ: Sử dụng ống hút siphon để hút nước cũ khoảng 20-30% dung tích Vệ sinh bể: Vệ sinh nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, loại bỏ rong, tảo và chất cặn.
  • Thêm nước mới: Thêm nước mới đã điều chỉnh nhiệt độ và không chứa clo, thêm chậm rãi.
  • Kiểm tra chất lượng nước: Kiểm tra pH, khí độc, amoniac và nitrat.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC BỂ CÁ ĐĨA 2

2. Tách cá nhỏ nuôi riêng đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất cho cá

 Chọn một bể nhỏ hoặc hộp nuôi riêng để đặt cá nhỏ vào. Đảm bảo bể có đủ không gian cho cá di chuyển và phát triển. Cung cấp nhiệt độ pH và chất lượng nước phù hợp cho loại cá nhỏ bạn nuôi. Kiểm tra và điều chỉnh các thông số này để đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho cá nhỏ. Sử dụng một cái thìa cái chảo hoặc một hệ thống chuyển đổi an toàn hãy nhẹ nhàng chuyển cá từ bể chung sang bể riêng. 

Tránh tạo ra sự sốc hoặc gây thương tổn cho cá trong quá trình . Cho cá nhỏ thức ăn phù hợp với loại cá đó. Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn và theo dõi lượng thức ăn mà cá ăn để tránh quá ăn. Quan sát sức khỏe và hành vi ăn uống của cá nhỏ. Nếu thấy bất thường, hãy kiểm tra ngay để cải thiện được tình trạng cho cá và bể một cách nhanh nhất

3. Sục khí hoạt động quan trọng trong việc chăm sóc bể cá

 Một nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm và chỉ ra được rằng. Sục khí là điều vô cùng quan trọng mà người chơi cá cần để ý đến. Bởi thí nghiệm kia được thực thi với hai bể cá một bể dùng sục và một hồ không sử dụng. Hàng lượng thức ăn với hàm lượng chất dinh dưỡng và nước là như nhau. Nhưng sau 6 tháng bể được sục khí số lượng cá đã tăng vọt gấp đôi bể bên kia, không những vậy cá còn rất khỏe mạnh và lộng lẫy.  

4. Tần suất cho ăn giúp cá khoẻ mạnh phát triển tốt hơn

Với một số người nuôi cá họ nghĩ rằng cứ cho cá ăn nhiều thì cá sẽ được phát triển tốt và chóng lớn. Nhưng đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi hàm lượng thức ăn của cá có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nếu lượng chất ấy thả vào bể quá nhiều cá không ăn được hết thì lượng dinh dưỡng ấy sẽ bị dư thừa. 

Sẽ làm cho bể cá chịu nhiều tổn hại là nguyên nhân cho các vi sinh độc hại và rêu hại phát triển. Do đó các tay chơi cá nên lưu ý chỉ cho cá ăn hàm lượng vừa đủ và trải đều ra trong ngày. Có thể cho cá ăn 2-3 lần trung bình trong một ngày với số lượng vừa và đủ tránh cá ăn k hết làm thừa dưỡng chất gây hại cho bể.

5. Thành phần thức ăn yếu tố quyết định sinh trưởng của cá đĩa

Theo các dân nuôi cá thường suy đoán rằng cá đĩa là loài ăn thịt thuần tuý. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này chưa hoàn toàn đúng bởi thành phần thức ăn của cá đĩa được tính chiếm từ 40%-60% là thực vật. Do vậy mỗi lần cho cá đĩa ăn người ta thường bổ xung thêm rau vào phần thức ăn của cá. Qua thời gian theo dõi thì phương pháp này đúng thật đem lại hiệu quả cao vừa giúp cá đĩa phát triển tốt vừa giảm thiểu tiết kiệm được chi phí thức ăn.

Công thức phân loại thức ăn cho cá đĩa:

  • Tim bò xay  + rau luộc + phụ gia + chất kết dính.
  • Kết hợp với chế độ thay nước cho cá.
  • Sáng ăn trùn chỉ, ăn xong sẽ thay nước 50 % để tạo môi trường sạch sẽ nhất.
  • Trưa cho ăn tim bò rồi tiếp tục thay nước 100% bởi tim bò chứa rất nhiều dưỡng chất.
  • Tối có thể cho ăn thức ăn viên hoặc trùn chỉ cũng chỉ thay 50% số nước trong bể
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC BỂ CÁ ĐĨA 3

6. Tăng độ cứng đảm bảo tối ưu cho sự phát triển của cá đĩa

Với một số nghiên cứu chỉ ra rằng điều kiện nước cứng cũng chính là một trong những yếu tố cần thiết khi chăm sóc bể cá đĩa. Vì độ cứng của nước nuôi cá đĩa phải có từ 3-5 DH ( từ mềm chuyển dần thành cứng) đó là hàm lượng giúp cá sinh sôi tốt nhất. Không nên tăng độ cứng của nước quá đột ngột mà hãy tăng giảm từ từ bởi nếu tăng đột ngột cá sẽ bị sốc có nguy cơ tử vong cao. Chế độ tăng nước cứng mà thường được mọi người khuyên dùng là Clorua Canxi ( CACL2). 

Trên đây là toàn bộ nguồn thông tin hữu ích nhất về cách chăm sóc bể cá đĩa đẹpPhamgiaaqua.com muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên giúp bạn sở hữu cho mình những bể cá xinh đẹp nhất, lộng lẫy nhất. Hãy theo dõi Phamgiaaqua để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích hàng ngày bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *