Hướng dẫn setup bể thủy sinh đẹp 2023

5/5 - (37 bình chọn)

Nhiều bạn muốn tự mình setup bể cá thủy sinh nhưng không rõ được các bước phải làm như thế nào. T Phạm Gia Aqua sẽ chia sẻ hướng dẫn setup bể thủy sinh đẹp với kích thước D232 x R69 x C81cm. Hãy theo dõi các bước hướng dẫn dưới đây của chúng tôi.

Bước 01: Chuẩn bị bể để setup bể thủy sinh

Chuẩn bị bể và vật liệu trang trí bể

Trang trí bể như vẽ một bức tranh và bể giống như toan để vẽ tranh là điều chúng ta phải chuẩn bị trước, ở đây tôi có dán sẵn một bể tương đối lớn với kích thước D232 x R69 x C81cm với hệ thống lọc tràn dưới giúp xử lý nước và nuôi vi sinh tốt hơn ( vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước làm cho nước luôn trong sạch ).

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Bước 02: Lựa chọn vật liệu.

Lựa chọn lũa, đá phù hợp với kích thước bể và phong cách bể, nên chọn dòng lũa được bào mòn bởi nước hoặc mối mọt ăn mất vỏ ngoài còn lại lõi gỗ chắc nặng và bền hơn, đá nên chọn những loại có độ Ph thấp ( pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó PH bể ở mức 6.5. Đây là mức lý tưởng cho các hồ trồng cây, rêu, bucep, dương xỉ ) vd: Đá đen gia lai, đá phan thiết, đá tiger…

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Phân nền công nghiệp ( cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển có thể nhả dưỡng trong nước giúp nhiều dòng cây giá thể lấy dưỡng qua lá) có thể sử dụng nền ADA Nhật Bản hay nền gex, Oliver, Neo. Là những nền tôi hay sử dụng nhất muốn giới thiệu với các bạn, nên có thêm cốt nền bên dưới lớp nền công nghiệp giúp những cây cắt cắm ( loại cần nhiều dưỡng) đâm rễ xuống lấy dưỡng phát triển tốt hơn.
Cát nên chọn những loại cát đã xử lý sẵn không bị bụi trong nước khi sử dụng, cát chuyên cho bể thủy sinh rất dễ tìm ở các cửa hàng bán đồ thủy sinh.

Cây thủy sinh cho bố cục Nature gần như chới được tất cả các loại cây vấn đề ở đây là lựa chọn và sử dụng nó cho phù hợp với bố cục, có ba kiểu bố trí cây là. Tiền cảnh ( cây phía trước bể thường là cây thấp ngắn để không che cây phía sau) Cây trung cảnh phần cây ở giữa bể những loại cây không phát triển cao quá thường bể lớn nên sử dụng loại cây cao từ 1030cm là hợp lý. Cây hậu cảnh là những dòng cây cắt cắm phía sau mọc cao tạo hậu cảnh và bố cục chặt chẽ cho bể.

Bước 03: Tạo bố cục cho bể.

Ở những bể lớn bạn nên chọn phong cách Nature ( Mục đích chính của phong cách này là bắt chước một cảnh quan thiên nhiên nào đó. Từ dãy núi, đồi, rừng đến đồng bằng, sông, suối, thiết kế này có rất nhiều tiềm năng khai thác về vẻ đẹp và sự độc đáo). Vì bể lớn khó kiểm soát bố cục phát triển của cây để cây phát triển tự nhiên nhất hoang dã như ngoài tự nhiên, phần vệ sinh chăm sóc cũng dễ hơn vì ít phải kiểm soát về bố cục khi cây phát triển nên phong cách này là lựa chọn hợp lý nhất với những bể lớn.
Ghép và chỉnh lũa đá cho phù hợp với kích thước và bố cục mong muốn của bể

Ở đây tôi chọn lũa sầm đỏ và đá đen gia lai, lũa nếu có được bộ nguyên khối tự nhiên se tốt hơn, ở đây tôi chọn lũa rời để ghép thành một bộ với hình thù mong muốn, bố cục lũa nên để ý đến các yếu tố chính, phụ và phụ trợ hay to, nhỏ, xa gần sẽ có bố cục chặt chẽ hơn. Bố cục chính nên ở các điểm vàng của bể tỷ lệ vàng thường là 1/3 là tỷ lệ chuẩn trong các phương thức thiết kế từ kiến trúc cho đến nhiếp ảnh hay dùng nhất.

Tinh chỉ bố cục cho nền và cát để tạo chiều sâu cho bể, nền nên đổ phía sau cao hơn phía trước để tạo đường chân trời cao một chút khi ngắm bể sẽ dễ quan sát hơn, phần đá bên dưới cũng nên lựa chọn và setup theo tự nhiên khi chọn đá nên chọn theo ba loại to, vừa và nhỏ vì ở khe suối hay chân núi đều có những viên đá to nhỏ kích thước khác nhau ở đây tôi đang mô tả theo tự nhiên nên sẽ cố gắng mô tả sát với thực tế nhất. đá phụ họa cho lũa nên tôi thường nhét chúng và hốc cây tạo cảm giác như cây ôm vào đá.

Bố cục này theo phong cách Nature nhưng cũng có phần đăng đối hai bên, phía giữa tôi có mô tả một dòng sông, khi trang trí tôi đã sử dụng phối cảnh xa gần, gần to xa nhỏ để tạo cảm giác dòng sông hút vào trong trông bố cục có điểm thoát và xa hơn.

Khi trang trí xong phần bố cục nên vào nước ngâm lũa chạy lọc 715 ngày cho vi sinh ổn định, nhiều loại lũa sẽ ra nhớt hoặc ra màu cũng cần xử lý trong thời gian này, trong quá trình ngâm lũa thay nước 1 ngày 1 lần 30-70% là rất tốt.

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Bước 04: Chuẩn bị cây và trồng cây

Cây thủy sinh rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc cũng như về giá, có loại cây chỉ 5000vnd/1 ngọn nhưng cũng có loại vài triệu đồng 1 ngọn cây. Với bố cục Nature ta có thể kết hợp được những loại cây giá bình dân đến cao cấp hài hòa với nhau tự nhiên được.

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Với bố cục lũa trên tôi chuẩn bị cây như sau: Phần tiền cảnh tôi trải cát nắng vàng nên sẽ không sử dụng cây tiền cảnh với bể này nữa, phần trung cảnh tôi sử dụng những dòng cây cao cấp (những cây hiếm khó nhân giống và mang tính thẩm mỹ cao) như : Dương xỉ lá kim, dương xỉ lá kim mini, dương xỉ châu phi, dương xỉ châu phi mini, liễu đỏ răng cưa, bucep, rêu, ráy… với phần cây giá thể này có thể dùng keo gắn chuyên dụng cho cây thủy sinh gắn được cả dưới nước hoặc dùng cước hoặc chỉ cột vào lũa hoặc đá. Phần hậu cảnh tôi sử dụng cây vảy ốc xanh bò loại này được tìm ra ở vùng Hà Cối, Quảng Ninh một loại vảy ốc đan bụi rất căng và đẹp, vảy ốc đỏ Ninh Bình, cây tân đế, những dòng này chỉ đơn giản là cắm xuống nền cách nhau 2cm 1 cây với những dòng cây cắt cắm lá nhỏ như trên.

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Bể sau khi trồng cây xong sẽ có bộ dạng như thế này nhìn rất xơ xác phải không?

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Bể đã vào nước được 07 ngày nước trong cũng là dấu hiệu hệ vi sinh của bể ổn định có thể thả được cá

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp
Hướng dẫn setup bể thủy sinh đẹp 2023 1

Trong thời gian 01 tháng đầu tiên 3 ngày nên thay nước 1 lần mỗi lần thay 1/3 nước trong bể, thay nước ban đầu với lý do làm cho dưỡng chất trong phân nền mới đầu dồi dào bớt đi vì mới trồng cây cây chưa đủ khỏe để hấp thụ hết dinh dưỡng dẫn đến dư thừa dinh dưỡng làm cho rêu hại có nhiều cơ hội lấy dưỡng tốt hơn và phát triển mạnh mẽ ảnh hưởng đến các cây thủy sinh.

Bể hoàn thành sau 04 tháng.

hướng dẫn setup bể thủy sinh, setup bể thủy sinh đẹp

Như vậy, Phạm Gia Aqua đã hướng dẫn các bạn các bước để setup một bể thủy sinh bố cục tự nhiên vô cùng đơn giản phải không? Phạm gia Aqua là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm trong thiết kế thi công bể thủy sinh, bể cá cảnh, bể bán cạn. Mọi chi tiết liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0362 822 822

2 thoughts on “Hướng dẫn setup bể thủy sinh đẹp 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *